McLaren (2002-2006) Kimi_Räikkönen

Màn trình diễn ấn tượng của Kimi Raikkonen đã thực sự gây ấn tượng đối với Ron Dennis - quản lý của đội McLaren. Một hợp đồng mới được ký kết, Kimi gia nhập đoàn quân McLaren với vai trò là người thay thế nhà cựu vô địch, người đồng hương với anh, Mika Haikkinen.

2002

Tại chặng đua ra mắt đầu tiên với đội đua mới, Kimi Raikkonen đã giành được vị trí thứ 3- một kết quả khá khả quan so với 1 tay đua mới có 1 năm kinh nghiệm trong môn F1. Mặc dù năm đó, McLaren phải chịu nhiều tổn thất do trục trặc với động cơ Mercedes, Kimi vẫn giành được 24 điểm, 4 lần lên bục dành cho 3 vị trí cao nhất chặng. Raikkonen đã tới gần với chiến thắng đầu tay tại chặng đua Magny-Cours được tổ chức tại Pháp nhưng vì 1 lỗi trong chiếc xe mà anh phải bỏ cuộc, mặc dù chặng đua còn khá nhiều vòng. Chung cuộc mùa năm đó, Raikkonen xếp thứ 6, ngay sau người đồng đội của mình là David Coulthard. McLaren giành được vị trí thứ 3 sau cuộc cạnh tranh quyết liệt.

2003

Raikkonen bắt đầu mùa giải này với 1 thành tích cực kỳ ấn tượng, lên bục podium 5 trên 6 chặng đua đầu tiên. Anh giành chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp tại Malaysia, và nghĩ rằng mình đã thắng tại Brasil nhưng sau đó FIA đã thay đổi quyết định. Anh cũng đã tới rất gần chiến thắng tiếp theo tại Monaco nhưng lại để vuột mất vào tay Juan Pablo Montoya- người đồng đội tương lai của Kimi. Năm 2003 là một năm để Kimi Raikkonen và Michael Schumacher so găng trên con đường tiến tới ngôi vô địch. Cuối cùng Kimi đành chịu là người thua cuộc, và McLaren của anh ngậm ngùi xếp ở vị trí thứ 3 sau FerrariWilliams. Tất cả đều kém người đứng trên 2 điểm- số điểm anh đã mất tại Brasil do quyết định của FIA.

2004

Mở màn mùa giải 2004 là phong độ tệ hại của Kimi Raikkonen và McLaren, khi mà anh chỉ giành được 1 điểm duy nhất sau 4 chặng đua. Đội McLaren của anh phải chịu đựng sự hỏng hóc liên tiếp từ động cơ Mercedes, khi anh chỉ về được đích 2 trên 7 chặng đua đầu tiên. Tới giữa mùa giải, đội đua mới chuyển sang dùng động cơ MP4-19B và đạt được sự phục hồi đáng kể. Từ thời điểm đó, McLaren luôn cố gắng cải tiến động cơ từng phần nhỏ lẻ một cho tới cuối mùa giải. Raikkonen giành pole thứ 3 trong sự nghiệp tại đường đua nhà Silverstone (Anh). Cho đến khi so tài tại Bỉ, anh mới lấy lại phong độ, vượt qua gã khổng lồ màu đỏ Michael Schumacher và Ferrari để giành chiến thắng thứ 2 trong sự nghiệp. Về nhất chặng đua này từ vạch thứ 10 khi xuất phát, với những trang bị kém hơn nhiều so với Ferrari và Williams, song Raikkonen đã buộc các ông lớn phải để ý tới tài năng thật sự của mình. Chiến thằng này đã trở thành một giai thoại khá vui trong làng đua F1. Trước đó, phóng viên tờ Daily Express Bob McKenzie đã khẳng định sẽ khỏa thân chạy 1 vòng quanh đường đua Silverstone nếu McLaren có thể chiến thắng 1 chặng vào năm 2004. McKenzie đã giữ lời hứa của mình tại Silverstone năm 2005, toàn thân sơn màu đenxám - màu của McLaren. Mùa giải 2004 kết thúc với vị trí thứ 7 với 45 điểm và 4 podium cho người tuyết Phần Lan.

Mặc dù 2004 là một mùa giải đáng thất vọng cho Kimi Raikkonen và McLaren-Mercedes song Raikkonen vẫn được coi như 1 hiện tượng, 1 ngôi sao đang lên của môn thể thao này, cùng với Fernando Alonso của Renault và Juan Pablo Montoya của Williams. Nhiều chuyên gia cho rằng 2005 sẽ là một mùa giải căng thẳng với sự hồi sinh của đội ngũ kỹ thuật- yếu tố chính làm nên thành công của một đội đua. Raikkonen cũng được Ross Brawn và Jean Todt đề cập tới với vai trò 1 tay đua mà Ferrari cần để ý tới trong tương lai.

2005

Khởi đầu mùa giải 2005 của Kimi Raikkonen không được hoàn hảo như mong đợi. Chiếc xe được nhận xét là quá yếu thế trên bộ lốp Michelin, khi không phát sinh đủ nhiệt lượng để đóng góp cho người xem những màn đua phân hạng kịch tính. Vị trí phân hạng cao nhất của một tay đua McLaren trong 3 chặng đầu tiên là vị trí thứ 6. Như đổ thêm dầu vào lửa, chặng đua đầu tiên tại Úc, chiếc xe của Raikkonen đã không chạy trên vạch xuất phát, nhưng cuối cùng cũng kết thúc chặng đua với 1 điểm trong tay. Một lỗi của bộ lốp đã cướp đi podium tại Malaysia của Kimi. Nhưng về sau, tại Bahrain, người hâm mộ đã được chứng kiến thần tượng mình bước lên podium đầu tiên của mùa giải.

Raikkonen đã thực sự quay trở lại với 3 pole liên tiếp tại San Marino, BarcelonaMonte Carlo, với 1 thất bại tưởng chừng như khó xảy ra tại San Marino khi động cơ gặp trục trặc nhưng lại giành chiến thắng tại Barcelona với cách biệt lớn tới người thứ 2. Raikkonen sau đó cũng giành được chiến thắng tại đường đua danh tiếng Monte Carlo, thu hẹp khoảng cách 22 điểm giữa anh và người dẫn đầu Fernando Alonso.

Tại giải đua ô tô công thức 1 châu Âu được tổ chức tại Đức, Raikkonen khá tự tin dẫn đầu chặng đua phần lớn thời gian. Nhưng trước đó, việc bắt vòng Jacques Villeneuve đã khiến cho chiếc lốp trước bên phải của anh gặp trục trặc lớn. Do quy định của FIA năm 2005 là các đội đua không được phép thay lốp cho các tay đua của mình. Hậu quả tất yếu đã xảy đến khi hệ thống giảm xóc không chịu được sự thay đổi của chiếc lốp, dẫn tới việc anh phải bỏ cuộc khi chỉ còn cách đích vài trăm mét. Nhiều nhà bình luận đã đổ tội cho Villeneuve khi tay đua này cứng đầu, không chịu nhường đường cho Raikkonen, để anh phải đi vào phần xấu của đường đua. Dù sao nếu vào pit để thay lốp, Raikkonen có thể chắc chắn với vị trí thứ 3, chỉ kém Alonso 4 điểm so với 10 điểm như vậy.

Sai lầm đầu tiên đến với Alonso tại Canada đã được Raikkonen tận dụng triệt để, thu hẹp khoảng cách 10 điểm so với Alonso. Chặng tiếp theo tại Mỹ chứng kiến một trò hề khi mà các đội đua dùng lốp Michelin, trong đó có cả McLaren và Renault, đồng loạt bỏ cuộc vì lo sợ tai nạn thảm khốc sẽ tới với các tay đua của họ khi bộ lốp không an toàn.

Tại Pháp, Raikkonen phải chịu án phạt penalty trừ 10 bậc trên vạch xuất phát vì lỗi thay đổi động cơ tại cuộc đua thử hôm thứ 6. Tại đây, Raikkonen đã đạt được thành tích phân hạng thứ 3, thành tích mà ông bầu Ron Dennis khẳng định là tốt-nhất-từ-trước-đến giờ vì xe Kimi được đổ đầy nhiên liệu. Kết thúc chặng đua, Raikkonen về thứ 2 sau Fernando Alonso. Một tuần sau đó, Raikkonen lại tiếp tục chịu án phạt tương tự khi động cơ Mercedes bị lỗi rò rỉ nhiên liệu. Vị trí thứ 3 là kết quả cuối cùng cho Kimi tại chặng này.

Tới chặng đua nước Đức, Raikkonen sau khi dẫn đầu chặng đua thời gian đầu một cách khá thoải mái đã phải 1 lần nữa phải bỏ cuộc do lỗi của hệ thống thủy lực, để vuột mất 10 điểm cách biệt vào tay đối thủ Alonso. Đó là chặng đua trắng tay thứ 3 khi đang dẫn đầu đoàn đua của anh. Và trong cả ba lần, người được hưởng lợi chính là Alonso.

Tại chặng Hungary, mặc dù trước đó phát biểu với báo chí, anh nói anh rất thoải mái với chiếc McLaren nhưng trên thực tế, tin Kimi sẽ rời McLaren vào cuối mùa 2006 nếu không có biện pháp cải thiện chiếc xe đã rộ lên. Mặc dù vậy, Raikkonen vẫn giành chiến thắng thuyết phục tại Hungary, vượt qua lão tướng Michael Schumacher. Anh cũng đạt được 1 kỳ tích đáng kinh ngạc khi chiến thắng với 1 điều kiện đua phân hạng vô cùng tồi tệ: phải xuất phát đầu tiên do bỏ cuộc sớm tại Hockenheim một tuần trước đó với điều kiện rất bụi bẩn. Đó là điều mà chưa tay đua nào làm được từ trước đến nay.

Raikkonen trở thành tay đua vô địch đầu tiên của giải đua F1 Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên 2 tuần sau tại Ý, việc thay đổi động cơ đã khiến anh phải chịu mức phạt trừ 10 bậc trên vạch xuất phát. Với lượng nhiên liệu lớn hơn đồng đội Montoya 5 vòng, Alonso 6 vòng, Raikkonen đã tận dụng triệt để để đi nhanh hơn và hy vọng bắt kịp. Khi mọi việc tưởng chừng như hoàn hảo với chiến thuật 1 pit mạo hiểm của McLaren với Raikkonen thì 1 chiếc lốp gặp trục trặc. Anh buộc phải vào pit một lần nữa để thay và tụt xuống thứ 12. Kimi đã rất cố gắng bám đuổi. Chung cuộc chặng này anh về đích thứ 4.

Anh lại tiếp tục về nhất với 2 chiến thắng liên tiếp. Một tại Spa Francorchamps, Bỉ. Một ở chặng đua tiếp theo, đường Brasil định mệnh, nơi McLaren giành chiến thắng 1-2 đầu tiên sau 5 năm chờ đợi. Và cũng là nơi anh bất lực nhìn kỳ phùng địch thủ Fernando Alonso đăng quang ngôi vô địch F1 2005.

Tại chặng đua áp chót của mùa giải, Suzuka, Nhật Bản, Raikkonen đã cống hiến cho người xem một màn trình diễn cực kỳ xuất sắc, hay nhất trong sự nghiệp của anh. Ông trời đã không ủng hộ Người Tuyết khi đổ mưa vào kỳ phân hạng, gây ảnh hưởng lớn tới kết quả trên vạch xuất phát. Nhưng không vì thế mà nản lòng, Raikkonen đã lạnh lùng bám đuổi các tay đua khác, vượt qua nhà cựu vô địch Michael Schumacher và nhà tân vô địch Fernando Alonso để giành chiến thắng thứ 7 của mùa giải 2005. Cảnh tượng chiếc xe màu đen xám của Kimi vượt qua Giancarlo Fisichella ngay tại vòng đua cuối cùng đã gây ấn tượng lớn trong môn thể thao này. Nhờ có vậy mà Suzuka được bầu chọn là chặng đua hấp dẫn nhất mùa 2005 với đóng góp và nỗ lực không nhỏ của Kimi Raikkonen.

Cuối mùa giải, Kimi được bầu chọn là tay đua xuất sắc nhất 2005. Chỉ vì lỗi kỹ thuật trong chiếc MP4-20 mất ổn định mà anh đành ngậm ngùi chia tay với giấc mơ vô địch. Nhiều người cho rằng nếu chiếc xe đó đạt được sự ổn định cần thiết thì chắc chắn người nâng cúp sẽ là anh chứ không phải Fernando Alonso. Nhưng họ cũng hài lòng với nhà tân vô địch khi anh thể hiện một lối chơi bùng nổ, khác hẳn với lối dè dặt hồi đầu mùa. 2006 hứa hẹn là một mùa giải đầy tính cạnh tranh giữa bộ ba Fernando Alonso, Kimi Raikkonen và Michael Schumacher.

2006

Räikkönen lái thử cho McLaren tại Valencia đầu năm 2006.

Tại Bahrain, Räikkönen gặp các vấn đề về điện trong cuộc lái thử ngày Thứ sáu và hư hỏng hệ thống treo sau trong cuộc đua phân hạng đầu tiên, buộc anh phải xuất phát từ vị trí 22. Tuy vậy, anh đã vượt hầu hết các tay đua khác để về thứ ba sau Alonso và Michael Schumacher. Tại Malaysia, Räikkönen bị Christian Klien của đội Red Bull Racing đâm vào đuôi ngay từ những vòng đầu tiên. Vụ va chạm khiến xe anh bị hỏng bộ phận treo sau buộc Räikkönen phải bỏ cuộc.

Khởi đầu chậm hơn Renault, McLaren đã cải thiện được mình tại Australia, nơi Räikkönen về thứ hai với một mảnh cánh sau gãy, khiến anh hơi mất nhịp ở khoảng giữa cuộc đua. Phải đuổi theo Alonso trong suốt những vòng cuối, tuy nhiên anh đã có được vòng nhanh nhất ở vòng cuối cùng, về đích chỉ sau tay đua Tây Ban Nha 1.8 giây. Tại San Marino Grand Prix một lựa chọn chiến thuật không hợp lý của Räikkönen trong cuộc đua phân hạng (8th) đã khiến những chiếc McLaren bị kẹt trong đám đông ở giai đoạn xuất phát giúp Michael Schumacher và Alonso gia tăng khoảng cách. Cuối cùng Räikkönen về đích thứ 5, người đồng đội Montoya về thứ 3 trước anh. Ông chủ đội McLaren Ron Dennis buộc tội màn trình diễn kém cỏi của Kimi Räikkönen là nguyên nhân khiến đội không thể có được hai vị trí đầu tiên ở cuộc đua.[1]

Räikkönen lái thử cho McLaren tại Silverstone tháng 4 năm 2006.

Tại Grand Prix Tây Ban Nha Räikkönen xếp hạng thứ 9. Tuy nhiên khi xuất phát Räikkönen đã leo lên được vị trí thứ 5 ngay ở vòng đầu tiên. Anh giữ vị trí này trong hầu hết cuộc đua, về đích thứ 5. Vài ngày sau Grand Prix Tây Ban Nha, anh thừa nhận mình không còn cơ hội giành chức Vô địch năm 2006.[2] Tại Monte Carlo, Räikkönen xuất phát ở vị trí thứ 3. Trong cuộc đua anh lên được vị trí thứ 2 và giữ khoảng cách với Alonso, tuy nhiên anh đã phải bỏ cuộc khi một tấm tản nhiệt hỏng khiến dây dẫn trong xe bắt lửa.

Tại Grand Prix Anh ở Silverstone Räikkönen xuất phát ở vị trí thứ 2 sau Alonso và trước Michael Schumacher. Thứ tự Alonso, Räikkönen, Schumacher được giữ vững tới lần pitstop thứ hai khi Räikkönen rơi xuống vị trí thứ 3 sau Schumacher, anh tiếp tục ở vị trí này cho tới hết cuộc đua. Tại Canada, Räikkönen lại giành podium. Tại Grand Prix Mỹ, đồng đội của anh đã khiến anh phải bỏ cuộc trong một cuộc đụng xe với bảy chiếc liên quan. Grand Prix Pháp năm 2006, Räikkönen xếp hạng 6. Đồng đội của anh khi ấy là tay lái thử cũ Pedro de la Rosa thế chỗ cho Montoya. Räikkönen chấm dứt cuộc đua ở vị trí thứ 5. Tại Đức, Räikkönen giành pole. Sau một cuộc đua với Button, lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, anh về đích ở vị trí thứ 3. Anh giành một pole khác tại Hungary nhưng va chạm với Vitantonio Liuzzi sau 25 vòng, và đây là lần thứ tư trong giải anh phải bỏ cuộc.

Một vụ va chạm ở ngay vòng đầu tiên với Scott Speed tại Grand Prix Thổ Nhĩ Kỳ khiến một lốp xe anh bị nổ gây hư hại hệ thống treo. Sau khi thay lốp, cuộc đua của Räikkönen chỉ kéo dài thêm được nửa ròng nữa khi anh lao vào vật chướng ngại ở góc cua 4. Räikkönen lại giành pole tại Italia Grand Prix, chỉ hơn Michael Schumacher 2 phần nghìn giây. Anh dẫn đầu cuộc đua cho tới lần vào pitstop đầu tiên và bị Schumacher vượt qua. Anh tiếp tục ở vị trí thứ hai trong suốt cuộc đua. Sau khi Schumacher thông báo chấm dứt sự nghiệp. Sau này Ferrari thông báo trong mùa 2007 tay đua này sẽ được thay thế bởi Räikkönen.[3]

Tại Grand Prix Trung Quốc Räikkönen một lần nữa phải bỏ cuộc vì các vấn đề động cơ. Hai Grand Prix cuối cùng của anh, tại Nhật Bản và Brazil, anh về được tới đích nhưng không giành podium. Sau Grand Prix Brazil anh chấm dứt hợp đồng với McLaren-Mercedes cùng vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng cá nhân, McLaren đứng ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng đội đua.

Ferrari (2007—hiện tại)

Bản mẫu:Npov-section

Räikkönen chiến thắng tại vòng đua thứ 3 mùa 2007 tại Silverstone.

Sau Grand Prix Italia năm 2006, Ferrari thông báo rằng Räikkönen đã ký một hợp đồng ba năm với Scuderia Ferrari cho các mùa giải 2007-2009. Sau sự kiện này Räikkönen nói rằng anh rất hạnh phúc với những sự thay đổi nhưng hy vọng McLaren sẽ giành được thành công trong tương lai. Anh trở thành đồng đội của tay đua Brazil Felipe Massa, người đã lái cho Ferrari từ năm 2006. Vì thế, Räikkönen sở hữu chiếc xe số 6 trong khi Massa thừa kế chiếc số 5 của Schumacher. Sau khi Michael Schumacher chấm dứt sự nghiệp, và với hợp đồng mới với Ferrari, Räikkönen được cho là tay đua có mức lương cao nhất làng F1, với mức lương cơ bản 51 triệu dollar Mỹ mỗi năm.[4]

2007

Räikkönen khởi đầu mùa giải tại Australia với vị trí pole, thực hiện vòng nhanh nhất và trở thành tay đua đầu tiên từ Nigel Mansell hồi năm 1989 giành Grand Prix đầu tiên với Ferrari. Đây là lând đầu tiên trong sự nghiệp anh giành hat-trick: pole, vòng nhanh nhất và chức vô địch. Tại Grand Prix Malaysia năm 2007 Räikkönen bị Lewis Hamilton vượt qua ở ngay vạch xuất phát và tiếp tục ở sau trong suốt cuộc đua, về đích ở vị trí thứ 3. Tại Bahrain Grand Prix, Räikkönen xuất phát ở vị trí thứ 3 nhưng bị tay đua người Tây Ban Nha đội Mc Laren Fernando Alonso vượt qua. Cuối cùng anh giành lại vị trí thứ 3 từ Alonso và về đích thứ 3. Tại Grand Prix Tây Ban Nha Räikkönen phải bỏ cuộc khi chặng đua chỉ còn 10 vòng nữa vì lỗi hệ thống điện. Việc này khiến anh rơi xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng cá nhân, sau người đồng đội Felipe Massa. Trong cuộc đua phân hạng tại Monaco Grand Prix Räikkönen lao vào một barrier khiến hệ thống treo phía trước bên phải hư hỏng. Anh xuất phát ở vị trí 16 và về đích thứ 8.

Tại Canada Räikkönen xếp hạng xuất phát thứ 4 và về đích thứ 5 sau một cuộc đua với Alonso, cho tới lần xuất hiện cuối cùng của xe an toàn Alonso mất lái và bị Takuma Sato vượt qua ở góc cua cuối cùng. Đồng đội của Räikkönen Massa bị loại.[5] Sau chặng này anh đã ở sau người đứng đầu Lewis Hamilton 26 điểm.

Tại Grand Prix Hoa Kỳ, Räikkönen xếp hạng xuất phát thứ 4 và về đích thứ 4 nhưng cũng một lần giành được vòng nhanh nhất.

Tại Pháp Räikkönen xếp hạng xuất phát thứ 3, nhưng đã vượt qua được Hamilton ngay ở góc cua đầu tiên của cuộc đua. Sau đó anh ở vị trí thứ hai, sau người đồng đội Massa trong hầu hết thời gian, nhưng đã vượt qua được tay đua người Brazil sau các pit-stop và giành thắng lợi thứ 2 trong mùa giải. Đây là thắng lợi thứ 11 của anh trong suốt sự nghiệp thi đấu Công thức 1, cũng như là chiến thắng 1-2 đầu tiên của Ferrari trong mùa giải 2007.[6]

Tại Grand Prix Anh Räikkönen xếp hạng xuất phát thứ 2, mất pole bởi anh đã lái vòng hơi rộng ở góc cua cuối cùng. Trong cuộc đua, Räikkönen một lần nữa vượt lên dẫn đầu sau các pit-stop, ban đầu vượt qua Lewis Hamilton ở giữa chặng và sau đó thực hiện các vòng đua nhanh khi Fernando Alonso phải vào pit lần hai và vượt qua cả Alonso dẫn đầu cuộc đua cho tới khi về đích.[7] Tại cuộc đua này anh cũng giành được vòng nhanh nhất.

Tại European Grand Prix lần thứ hai trong mùa giải anh giành pole. Khi cuộc đua diễn ra trời mưa to ngay từ vòng xuất phát. Kimi bị trượt không vào được đường pit và mất vị trí dẫn đầu. Anh đã cố gắng lên được vị trí thứ 3 nhưng ở vòng 35 phải bỏ cuộc vì một vấn đề liên quan tới hệ thống thuỷ lực trên xe.

Räikkönen vẫn ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng cá nhân sau Hamilton, Alonso, và người đồng đội trong đội Ferrari Massa trước Hungary Grand Prix. Anh giành vị trí xuất phát thứ 4 nhưng sau đó đã được đôn lên thứ 3 khi Alonso bị phạt. Trong cuộc đua Räikkönen đã vượt Nick Heidfeld ngay khi xuất phát và gây áp lực lên Lewis Hamilton cho tới khi về đích, nhưng vẫn ở vị trí thứ hai. Anh cũng giành vòng nhanh nhất ở vòng đua cuối cùng. Sau cuộc đua anh phát biểu với báo chí, "Tôi thật buồn chán phía sau Hamilton, Tôi đã muốn biết mình có thể chạy nhanh tới mức nào." Đây không phải là lần đầu tiên anh phát biểu như vậy.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ anh xếp hạng xuất phát thứ 3 sau khi đã là người chạy nhanh nhất ở cuộc đua thử. Anh mất pole vì đã phạm sai lầm ở đoạn cuối cuộc đua phân hạng. Trong ngày đua anh vượt qua Hamilton ở góc cua đầu tiên, chiếm vị trí thứ hai, anh giữ vị trí này tới cuối cuộc đua. Anh cũng lập vòng nhanh nhất 1.27.295, trong khi người đồng đội Felipe Massa có thành tích kém hơn bảy phần mười giây nhưng lại giành chiến thắng. Đây là chiến thắng 1-2 thứ hai của Ferrari trong mùa giải.

Tại cuộc đua thử thứ ba ở Monza, Räikkönen lao vào bức tường lốp trước khi vào Ascari chicane. Anh xuất phát ở vị trí thứ 5, và dùng chiếc xe dự trữ của Ferrari. Trong cuộc đua anh vượt Nick Heidfeld ngay khi xuất phát, giành vị trí thứ 4. Sau khi Felipe Massa phải bỏ cuộc anh leo lên vị trí thứ 3. Trong cuộc đua này Ferrari đã khiến nhiều nhà bình luận ngạc nhiên khi lựa chọn chiến thuật một pit-stop cho Räikkönen, chiến thuật ít khi được các đội có tính cạnh tranh cao lựa chọn. Chiến thuật này đã thành công và anh vượt qua Hamilton trong lần vào pit-stop thứ hai của tay đua này, nhưng anh không thể giữ vững vị trí trước Hamilton và lại bị tay đua người Anh vượt qua, tình hình càng khó khăn bởi anh đã gặp vấn đề ở cổ từ sau vụ tai nạn.[cần dẫn nguồn] Anh đã dùng lốp cứng, ít lợi thế hơn so với loại lốp mềm của Hamilton. Anh về đích thứ 3, Hamilton thứ 2 và Alonso vô địch.

Räikkönen tại Spa, nơi anh giành thắng lợi thứ 4 mùa giải.

Tại Spa-Francorchamps Räikkönen thống trị cả ở các cuộc đua thử ngày thứ 6 và thứ 7. Trên đường đua ưa thích của mình[8] anh lần thứ 3 giành pole và cũng là lần thứ 14 trong sự nghiệp F1 sau khi đánh bại Massa với 0.017 giây và Alonso với 0.097 giây. Sau xuất phát suôn sẻ, anh nới rộng khoảng cách 5 giây với Massa, và tới 20 giây với các tay đua McLaren. Anh thẳng tiến giành thắng lợi thứ 4 trong mùa. Massa về thứ 2, Alonso thứ 3 và Hamilton thứ 4. Đây là thắng lợi thứ 3 liên tiếp của Räikkönen tại Spa, khiến anh trở thành một trong sáu tay đua từng ít nhất 3 lần giành chiến thắng tại đây.

Tại Fuji Speedway, đường đua mới duy nhất của mùa giải 2007, Räikkönen đứng đầu bảng xếp hạng ở cuộc đua thử ngày thứ sáu. Anh xếp hạng xuất phát thứ ba trong khi Hamilton giành pole và Alonso đứng thứ hai. Trong một ngày đua mưa gió, với 19 vòng đầu tiên diễn ra sau xe an toàn, cả Räikkönen và người đồng đội Massa cùng bị ảnh hường nhiều vì phải thay lốp dành cho điều kiện cực ẩm ướt ngay ở những vòng đầu tiên, vì thông báo về quy định kiểu lốp của FIA được gửi tới Ferrari muộn.[9] Tới cuối cuộc đua, Räikkönen leo lên vị trí thứ ba nhưng không thể vượt qua người đồng hương Heikki Kovalainen để giành vị trí thứ hai.

Tại Grand Prix Trung QuốcThượng Hải, Räikkönen thống trị ở cuộc đua thử với vòng nhanh nhất. Trong cuộc đua xếp hạng, Lewis Hamilton giành pole với bình nhiên liệu ít hơn, Räikkönen xếp thứ hai và Massa thứ ba. Bắt đầu cuộc đua trời mưa nhỏ khiến những chiếc xe đua phải dùng loại lốp trung gian. Sau lần vào pit stop đầu tiên Hamilton mất vị trí khi lốp xe anh hỏng, để Räikkönen vượt qua. Hamilton phải bỏ cuộc khi trượt xe vào một bãi sỏi cạnh đường pit. Räikkönen giành chiến thắng thứ năm trong mùa giải, làm sống lại hy vọng đua tranh danh hiệu vô địch cá nhân ở cuộc đua cuối cùng. Đây cũng là chiến thắng thứ 200 và lần giành podium thứ 600 của Ferrari trong lịch sử Công thức 1. Ở cuộc đua cuối cùng tại Brazil, Räikkönen ở vị trí thứ ba với bảy điểm ít hơn Hamilton và ba điểm so với Alonso trên bảng xếp hạng tay đua, trận chiến tay ba đầu tiên cho chức vô địch kể từ mùa giải 1986.

Räikkönen ăn mừng chiến thắng tại Grand Prix Brazil năm 2007.

Räikkönen giành chức Vô địch Công thức 1 thế giới năm 2007 với thắng lợi tại Grand Prix Brazil năm 2007 tại Interlagos, trong một cuộc đua nhiều sự kiện. Người đồng đội Felipe Massa giành pole, đứng tiếp sau là Hamilton, Räikkönen, và Alonso. Ở vạch xuất phát Räikkönen vượt qua Hamilton từ phía ngoài và chạy sau Massa. Alonso nhanh chóng vượt nốt Hamilton. Massa, người đã hết hi vọng giành chức vô địch cá nhân từ nhiều vòng đua trước, nhường đường cho Räikkönen sau lần vào pit thứ hai. Räikkönen thẳng tiến về đích, và leo lên đầu bảng xếp hạng với chỉ 1 điểm hơn Hamilton và Alonso. Kể từ sau chiến thắng đầu mùa giải, Räikkönen chưa bao giờ leo lên quá vị trí thứ ba. Người dẫn đầu bảng xếp hạng là Hamilton cuối cùng về đích ở vị trí thứ bảy trong khi Alonso chỉ về thứ ba.

Räikkönen kết thúc mùa giải với tổng cộng 110 điểm. Hamilton và Alonso, nhà đương kim vô địch, giành 109 điểm, đứng thứ 2 và thứ 3. Kết thúc mùa giải Räikkönen chỉ hơn Alonso và Hamilton 1 điểm, nhưng anh có nhiều chiến thắng nhất (sáu so với bốn của mỗi tay đua đội McLaren). Räikkönen hai lần phải bỏ cuộc vì các vấn đề kỹ thuật, khiến anh mất 14 điểm, trong khi bộ đôi McLaren chỉ một lần phải bỏ cuộc.[10] Nhờ chiến thắng 1-2 của Räikkönen và Massa tại Brazil, Ferrari cũng sẽ về trước McLaren 1 điểm trên bảng xếp hạng đội đua và xứng đáng giành chức vô địch cho đội đua. (Cần nhớ rằng McLaren bị mất 15 điểm xếp hạng đội đua họ có tại Hungary, bởi Alonso ngăn Hamilton tại đường pit trong cuộc đua phân hạng: trước đó McLaren dẫn Ferrari 27 điểm. Cuối cùng McLaren bị loại khỏi bảng xếp hạng đội đua vì các cáo buộc gián điệp.)

Chức vô địch của Räikkönen bị nghi ngờ khi ban lãnh đạo cuộc đua tiến hành một cuộc điều tra sau khi có một số cáo buộc những chiếc xe của Nico Rosberg, Robert Kubica và Nick Heidfeld không tuân thủ các quy định về nhiên liệu. Nếu họ bị loại và làm thay đổi kết quả cuộc đua có thể Hamilton sẽ được đôn từ vị trí thứ bảy lên thứ ba.[11][12][13] Tuy nhiên, sau một cuộc họp của ban lãnh đạo cuộc đua và các đại diện đội liên quan, quyết định trừng phạt không được đưa ra, kết quả được công nhận và Räikkönen giành chức Vô địch cá nhân năm 2007,[14] Mclaren khởi kiện quyết định này.[15][16].Tuy nhiên toà phúc thẩm của FIA giữ nguyên quyết định không loại các tay đua có liên quan ngày 16 tháng 11 năm 2007 và vì thế xác nhận Räikkönen là nhà vô địch.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kimi_Räikkönen http://www.autosport.com/news/grapevine.php/id/572... http://zhidao.baidu.com/question/5068609.html?fr=q... http://www.bangkokpost.com/sportsplus/sportsplus.p... http://www.f1db.com/tiki-index.php?page=Kimi%20Rai... http://www.formula1.com/news/headlines/2007/9/6796... http://www.formula1.com/race/news/4933/765.html http://www.grandprix.com/race/r783sunquotes.html http://www.kimiraikkonen.com http://www.odmotoring.com http://www.odmotoring.com/index.php?display=racing...